Đau dây thần kinh ngoại biên là dấu hiệu biểu hiện bệnh lý gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Bệnh gây đau khiến cho người bệnh gặp phải những hạn chế trong sinh hoạt.
1. Đau dây thần kinh ngoại biên là gì?
Đau dây thần kinh ngoại biên là một triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên, gây ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Hệ thống thần kinh ngoại biên bao gồm các sợi thần kinh ngoại biên về cảm giác, vận động và thực vật. Dây thần kinh ngoại biên giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích, tuy nhiên chúng rất mỏng và dễ bị tổn thương. Khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ gây rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác.
Dấu hiệu đau dây thần kinh ngoại biên là hậu quả của các chấn thương, bệnh lý chuyển hóa, nhiễm trùng, di truyền hay tiếp xúc với hóa chất độc hại. Các nguyên nhân này khiến cho từng dây thần kinh bị phá hủy, sẽ dẫn tới những biểu hiện về rối loạn vận động, cảm giác và thực vật.
Dây thần kinh ngoại biên
2. Triệu chứng
Dấu hiệu đau dây thần kinh ngoại biên biểu hiện dây thần kinh ngoại biên có tổn thương. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của bệnh lý thần kinh ngoại biên mà người bệnh có thể cảm nhận bao gồm:
2.1 Ngứa râm ran ở chân hoặc bàn chân
Triệu chứng đầu tiên của bệnh lý thần kinh ngoại biên thường xảy ra với xúc giác. Các chi của người bệnh sẽ có cảm giác ngứa râm ran, nóng bừng, ngứa như kiến bò. Cảm giác này sẽ xuất hiện đầu tiên tại ngón chân và bàn chân, thậm chí có thể lân lên mắt cá chân hoặc cẳng chân. Khi cảm giác ngứa râm ran lan lên đến đầu gối thì nguy cơ bàn tay của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tình trạng ngứa ở bàn chân
2.2 Đau và tê bì
Cảm giác đau và tê bì thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân. Thậm chí, người bệnh có thể mất cảm giác ở chân và cánh tay, không thể cảm nhận được nóng, lạnh. Điều này, khiến cho bệnh nhân dễ gặp chấn thương.
Tình trạng tê bì làm cho người bệnh khó khăn trong việc nhận biết chuyển động của chân, dẫn đến mất thăng bằng. Vì não không thể định vị được vị trí và tư thế trong không gian. Nguyên nhân là do một số sợi trục thần kinh sẽ gửi thông tin từ các xung thần kinh một cách ngẫu nhiên, khiến não sẽ phát tín hiệu ngứa râm ran và đau, một số sợi trục thần kinh khác lại không thể truyền thông tin đến não, gây ra cảm giác tê bì.
2.3 Chóng mặt
Người bệnh có thể bị tụt huyết áp tư thế khi đứng dậy đột ngột, sau đó lại tăng lên cao hơn một chút so với bình thường. Ngoài ra, các dây thần kinh cũng có thể sẽ khiến các động mạch bị hẹp lại làm cho tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng.
Do các dây thần kinh bị tổn thương, nên nếu cơ chế này không đủ mạnh để làm tăng huyết áp và bơm đủ máu lên não thì dưới tác dụng của trọng lực, máu sẽ bị kéo về phía chân nhiều hơn. Do đó, người bệnh có bệnh lý thần kinh ngoại biên thường sẽ gặp các vấn đề với hệ thần kinh trung ương, cảm thấy chóng mặt nhẹ khi thay đổi tư thế, năng hơn có thể gây ngất.
Triệu chứng chóng mặt
2.4 Vấn đề cơ bắp
Các tổn thương ở dây thần kinh khiến cho các trục thần kinh không đủ để kích thích các tế bào, các cơ bắp gặp khó khăn và gây yếu cơ. Biểu hiện rõ nhất là người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc đứng nhón trên các ngón chân hoặc đứng bằng gót chân. Khi bệnh tiến triển bệnh nhân có thể không cầm nắm được đồ vật.
2.5 Vấn đề tim mạch và tiêu hóa
Vấn đề khi tiêu hóa thức ăn: cảm giác no và ợ nóng, khi ăn một lượng thức ăn nhỏ. Đôi khi nôn ra khi thức ăn chưa được tiêu hóa.
Vấn đề ở tim mạch: nếu các dây thần kinh ở tim bị tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đau thắt ngực là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tim và cơn đau tim. Tổn thương thần kinh ở tim có thể gây nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Do đó, bệnh nhân cần để ý những dấu hiệu cảnh báo đau tim khác như mệt mỏi đột ngột, khó thở, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi.
Đau ngực
Người bệnh xuất hiện cơn đau thắt ngực
2.6 Các triệu chứng khác
Khô miệng: nước bọt tiết ít hơn, miệng sẽ bị khô khi các dây thần kinh hoạt động không hiệu quả. Việc này gây khó chịu và các vấn đề về nuốt, sâu răng do vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
Khô mắt: gây cảm giác khó chịu và tăng nguy cơ xước giác mạc, nhiễm trùng mắt.
Vấn đề tình dục: đối với phụ nữ có thể gặp chứng khô âm đạo hoặc khó khăn đạt cực khoái, còn đàn ông có thể bị rối loạn cương dương.
Bàng quang: mất cảm giác mắc tiểu, dẫn tới rò rỉ nước tiểu.
Vã mồ hôi: mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều, gây rối loạn kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
3. Nguyên nhân đau dây thần kinh ngoại biên
Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh ngoại biên, bao gồm:
Chấn thương: đè ép trực tiếp lên dây thần kinh
Chuyển hóa: đái tháo đường, thiếu vitamin B, suy dinh dưỡng, và bệnh porphyria.
Viêm như: lupus, viêm đa động mạch, đa xơ cứng, hội chứng Sjogren, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp và mãn tính…
Nhiễm trùng: virus herpes, virus thuỷ đậu gây đau dây thần kinh sau zona, HIV/AIDS, bệnh Lyme, bệnh phong và giang mai.
Bệnh ung thư dây thần kinh tuy hiếm gặp, nhưng cũng có thể gây đau dây thần kinh ngoại biên.
Những nguyên nhân khác của bệnh thần kinh ví dụ như: các chất kích thích như rượu, sử dụng isoniazid, metronidazole, hóa trị và kim loại nặng.
Ngoài ra, tiền sử gia đình bị bệnh thần kinh ngoại biên là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc các bệnh thần kinh ngoại biên.
Virus Herpes zoster gây ra bệnh zona thần kinh
Virus herpes gây nhiễm trùng
4.Chẩn đoán đau dây thần kinh ngoại biên
Khi có dấu hiệu đau dây thần kinh ngoại biên, để chẩn đoán các bệnh lý thần kinh ngoại biên, bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần làm thêm một xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân ví dụ như:
Chụp cộng hưởng từ (MRI) não và tuỷ sống
Khảo sát dẫn truyền thần kinh
Điện cơ ký (EMG)
Sinh thiết thần kinh
Chọc dò tuỷ sống thắt lưng
Chọc dò tủy sống
Chọc dò tuỷ sống thắt lưng
5. Hỗ trợ hạn chế đau dây thần kinh ngoại biên
Dấu hiệu đau dây thần kinh ngoại biên là một triệu chứng báo hiệu của một bệnh lý thần kinh ngoại biên nào đó, gây tổn thương các dây thần kinh. Bệnh gây ra cho bệnh nhân những đau đớn và khó chịu trong cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, nó còn để lại những biến chứng khó lường. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe là rất cần thiết
Viên uống Bổ thần kinh Neuromin – Hỗ trợ hạn chế đâu dây thần kinh ngoại biên
*THÀNH PHẦN:
– Fursultiamin:…………………………………100mg
– Sodium Chondrotin sulfate:………………50mg
– Cao Đinh Lăng:………………………………..50mg
– Magnesi Oxyd:…………………………………50mg
– Calcium Pantothenat:……………………….10mg
– Vitamin B6:……………………………………..10mg
– Vitamin B2:……………………………………….5mg
– Vitamin PP( Niacinamid):…………………….5mg
*CÔNG DỤNG:
– Hỗ trợ cải thiện triệu chứng suy nhược thần kinh, giúp giảm mệt mỏi
– Hỗ trợ hạn chế đau dây thần kinh ngoại biên, tê bì chân tay do thiếu Magnesium, Vitamin B6
*ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Người bị viêm đau dây thần kinh có các triệu chứng: đau mỏi cổ, vai gáy, tê bì tay chân, đau thần kinh tọa.
– Người bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi, căng thẳng do thiếu hụt vitamin nhóm B và Magnesium
*CÁCH DÙNG:
– Người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em >10 tuổi: Uống 2 viên/lần, ngày 2 lần (Uống trong 2-4 tuần)
– Trẻ em 4-10 tuổi: Uống 1 viên/lần, ngày 2 lần
– Dùng duy trì: Uống 1 viên/lần, ngày 2 lần