1 . Thành phần của Ginkgo biloba
Các thành phần hữu ích nhất của Ginkgo biloba được cho là flavonoid, là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại và terpenoid, giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn mạch máu và giảm độ “dính” của tiểu cầu.
Hầu hết các nghiên cứu về Ginkgo biloba tập trung vào tác dụng của nó đối với chứng mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và đau do lưu lượng máu quá ít (claudication).
2. Tác dụng của Ginkgo Biloba trong điều trị bệnh
2.1 Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
Ginkgo biloba có tác dụng:
- Cải thiện tư duy và trí nhớ
- Cải thiện hành vi xã hội tốt hơn
- Khả năng thực hiện các công việc hàng ngày tốt hơn
Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ Ginkgo biloba, được gọi là EGb 761, có hiệu quả lâm sàng trong việc điều trị chứng mất trí nhớ Alzheimer.
Nghiên cứu khác, được công bố trên JAMA, cũng kết luận tương tự rằng EGb 761 là an toàn để sử dụng và có thể hiệu quả trong việc ổn định và có thể cải thiện nhận thức và chức năng xã hội của bệnh nhân bị sa sút trí tuệ trong khoảng từ 6 đến 12 tháng.
Các nhà nghiên cứu tin rằng bạch quả cải thiện chức năng nhận thức vì nó thúc đẩy lưu thông máu tốt trong não và bảo vệ não và các bộ phận khác khỏi tổn thương tế bào thần kinh. Tuy nhiên, nghiên cứu khác cho thấy rằng bạch quả có thể không cải thiện trí nhớ ở những người khỏe mạnh.
Tác dụng của Ginkgo biloba trong việc tăng cường trí nhớ đã có những kết quả trái ngược nhau. Trong khi một số bằng chứng cho thấy chiết xuất bạch quả có thể cải thiện trí nhớ ở người lớn khỏe mạnh một cách khiêm tốn, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng bạch quả không cải thiện trí nhớ, sự chú ý hoặc chức năng não.
Ginkgo biloba có tác dụng cải thiện tư duy và trí nhớ
2.2 Chứng rối loạn lo âu
Ginkgo có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo lắng.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Psychiatric Research cho thấy những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát dùng Ginkgo biloba giảm lo âu tốt hơn những người dùng giả dược.
2.3 Tăng nhãn áp
Một nghiên cứu nhỏ đã quan sát sự cải thiện thị lực của những người bị bệnh tăng nhãn áp, những người dùng 120 mg bạch quả mỗi ngày trong khoảng thời gian 8 tuần. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng bạch quả có thể giúp những người bị thoái hóa điểm vàng giữ thị lực lâu hơn.
Trong các nghiên cứu, người lớn đã sử dụng Ginkgo biloba từ 120 đến 240 mg mỗi ngày chia làm nhiều lần từ 4 đến 6 tuần trước khi ghi nhận được các cải thiện.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Ginkgo biloba bao gồm: buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, bồn chồn, nôn mửa, dị ứng da… Ginkgo và các chất bổ sung khác chỉ nên được sử dụng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bạch quả có thể giúp những người bị thoái hóa điểm vàng giữ thị lực lâu hơn.
Cũng như với bất kỳ loại thuốc nào, dùng Ginkgo biloba cần phải cẩn thận để ngăn ngừa tương tác với các loại thuốc khác. Một số tương tác thuốc có thể xảy ra:
- Alprazolam: thuốc giảm lo âu dùng chung với Ginkgo biloba có thể làm giảm hiệu quả của Alprazolam.
- Thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu, các loại thuốc, thảo mộc và chất bổ sung làm giảm đông máu khi dùng kèm với Ginkgo biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Thuốc chống động kinh: Một lượng lớn ginkgo toxin có thể gây co giật. Ginkgo Xin được tìm thấy trong hạt bạch quả và ở mức độ thấp hơn là lá bạch quả. Dùng Ginkgo biloba có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống động kinh.
- Thuốc chống tràm cảm: Dùng Ginkgo biloba với một số loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như fluoxetine (Prozac, Sarafem), sertraline(Zoloft), và imipramine (Tofranil) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Một số statin: Dùng ginkgo với simvastatin (Zocor) có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ginkgo cũng có vẻ làm giảm tác dụng của atorvastatin (Lipitor).
- Thuốc trị tiểu đường: Ginkgo biloba có thể thay đổi phản ứng của cơ thể với những loại thuốc này.
- Ibuprofen: Kết hợp Ginkgo biloba với ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Không ăn hạt bạch quả sống hoặc rang vì có thể gây độc.
3. GINKGO BILOBA GOLD
“HOẠT HUYẾT, DƯỠNG NÃO, TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ”
Dùng cho:
Người khí huyết ứ trệ, lưu thông kém, lượng máu tới vùng vai gáy, cổ, chân tay và các chi suy giảm gây đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân
Người lao động trí óc, học tập căng thẳng
Người mắc các di chứng sau tai biến mạch mãu não, Alzheimer, …